Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn_Văn_Thành_(quan_nhà_Nguyễn)

Thân thế

Nguyễn Văn Thành sinh ngày 13 tháng 11 âm lịch năm Mậu Dần (1758). Tiên tổ của ông người xứ Thuận Hóa, phủ Triệu Phong, huyện Quảng Điền, tổng Phú Ốc, xã Bác Vọng. Tằng tổ là Nguyễn Văn Toán dời vào Gia Định. Tổ là Nguyễn Văn Tính lại dời đến ở Bình Hòa. Cha ông là Nguyễn Văn Hiền[1] lại dời vào Gia Định.

Sử sách ghi: "Nguyễn Văn Thành trạng mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ"[2].

Võ nghiệp

Năm Quý Tị 1773, ông cùng cha ra tận đất Phú Yên ngày nay để theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, chống Tây Sơn.

Năm Ất Mùi 1775, tháng 7 âm lịch, Phú Yên bị đánh úp, cai đội Nguyễn Văn Hiền tử trận [3].

Năm Mậu Tuất 1778, ông theo Nguyễn Văn Hoàng đóng đồn ở Phan Rí. Khi Nguyễn Văn Hoàng mất, Nguyễn Ánh cho triệu ông về.

Năm Bính Ngọ 1786, ông cùng Lê Văn Quân giúp quân Xiêm đánh tan quân Miến Điện ở Sài Nặc (trên đất Xiêm), vua Xiêm thán phục trở về đem vàng, lụa đến tạ, lại ngỏ ý một lần nữa giúp quân cho Nguyễn Ánh thu phục Gia Định. Nguyễn Ánh triệu chư tướng hội bàn, ông tâu rằng: "Vua Thiếu Khang chỉ một lữ còn dựng được cơ đồ nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc có thể làm được, lính Xiêm tàn ngược, không nên nhờ họ giúp, nếu nhờ binh lực họ mà thành công lại có sự lo sau, không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn". Vua cho là phải, nên việc ấy không nhắc đến nữa[4].

Năm Đinh Mùi 1787, vào mùa thu, Đại Nam Liệt Truyện ghi: "...trận đánh ở Mỹ Tho, quân ta thất lợi. Hoặc có người bảo Thành về ẩn quê nhà, để đợi thời cơ. Thành nói rằng: 'Nghĩa cả vua tôi sống chết vẫn theo đi, sự thành bại nhờ trời, ta đoán trước sao được, và nhân bị quở mà đi, nhân thua mà trốn là phản phúc, tiền nhân ta không làm thế.'"[5].

Năm Tân Dậu 1801, ông lãnh ấn Khâm Sai Chưởng Tiền Quân, Bình Tây Đại tướng Quân, tước Quận Công.

Ông là người "biết chữ, hiểu nghĩa sách, biết đại thể, ở trong chư tướng, vua trọng Thành hơn cả, không cứ việc lớn việc nhỏ đều hỏi để quyết đoán. Mỗi khi ông đến chầu vua cho ngồi thong dong hỏi han, ông cũng đem hết sức hiểu biết tiềm tàng, tình hình ngoài biên, sự đau khổ của dân, kế hoạch nhà nước, mưu kế việc binh, biết điều gì là nói hết, cũng nhiều bổ ích"[6].

Về tài cầm binh, Tiền quân Nguyễn Văn Thành là vị tướng "phân tích kỹ lưỡng, đâu là điểm mạnh, đâu là thế yếu, rồi mới quyết đoán, lúc tiến, khi lui nhằm giảm thiểu hao tổn tướng sĩ"[7].

Trong một truyền dụ của triều đình còn ghi: "quân ta giao tranh, đánh ba trận thắng ba trận, ta lấy được tuy chưa bắt được hết nhưng cũng là toàn thắng. Đó thực là do đại tướng giỏi cầm quân và các quân vui theo mệnh lệnhNăm Quý Dậu 1813, sau khi xác định được rõ vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Đà Nẵng từ trước nên triều đình nhà Nguyễn đã cho đo đạc cửa biển của thành phố này, kết hợp với việc vẽ bản đồ và bố trí thủy quân. Ông được vua cử đi lập pháo đài Điện Hải và đài An Hải nằm hai bên tả hữu sông Hàn, ở miền giáp giới với biển, để kiểm soát thuyền bè ra vào và trấn giữ Đà Nẵng [8].

Về sau, triều đình cho rằng các pháo đài này có thành trì, trấn giữ hùng mạnh ở bờ biển khác hẳn những pháo đài khác nên đặc cách cho gọi là thành.